Vai trò việc bổ sung canxi trong thai kỳ & lựa chọn bổ sung cho phụ nữ mang thai

bổ sung canxi thai kỳ

Vai tròi của bổ sung Canxi trong thai kỳ & những điều cần biết khi lựa chọ canxi bổ sung cho phụ nữ mang thai

 

Canxi là khoáng chất có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể con người, tập trung chủ yếu ở xương và răng. Canxi giữ vai trò thiết yếu đối với nhiều hoạt động của cơ thể như tạo xương, co cơ, cũng như tham gia điều hòa hoạt động chức năng enzyme và nội tiết.

Hằng ngày, cơ thể nhận được canxi từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, bao gồm thực phẩm, chế phẩm bổ sung hoặc thuốc điều trị chứng ợ nóng, khó tiêu có thành phần canxi.

Trong thực phẩm, canxi được tìm thấy chủ yếu từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Canxi bổ sung được bào chế dưới nhiều dạng hợp chất với các muối vô cơ (như canxi carbonat, canxi photphat) hoặc muối hữu cơ (như canxi citrat, canxi gluconat, canxi lactat, …).

Nhu cầu bổ sung canxi trong thai kỳ

bổ sung canxi thai kỳ

Thai nhi có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong suốt cuộc đời. Thông thường, bào thai tích lũy khoảng 30g canxi trong toàn bộ thai kỳ, điều này có nghĩa là người mẹ cần phải chuyển sang thai nhi 200mg canxi trung bình mỗi ngày và có thể lên đến 330 mg/ngày ở tuần 35 thai kỳ.2

Dữ liệu nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có tình trạng giảm đáng kể đến 3.6% mật độ khoáng xương (BMD) toàn bộ và hơn 5% (thậm chí có thể lên đến 7%) BMD tại các vị trí trọng yếu của bộ xương (cột sống, xương hông, cổ xương đùi,…), đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, do sự gia tăng canxi huy động từ mẹ sang thai nhi. Tỷ lệ mất xương trong thai kỳ lớn hơn tỷ lệ mất xương hàng năm ở phụ nữ mãn kinh.

Trong thời gian mang thai, có sự gia tăng hấp thu canxi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO)

Nhu cầu canxi trong thai kỳ bình thường là 1,200 mg/ngày. Tuy nhiên, nếu cung cấp canxi không đầy đủ theo nhu cầu khuyến nghị trong thai kỳ, nhiều hậu quả bất lợi có thể sẽ xảy ra cho cả tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung canxi được ghi nhận có vai trò quan trọng trong việc làm giảm biến chứng thai kỳ, đặc biệt là làm giảm nguy cơ rối loạn huyết áp trong thai kỳ, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của mẹ và con trong giai đoạn chu sinh và sơ sinh.

Do đó, WHO khuyến cáo việc bổ sung canxi trong thai kỳ được xem là một trong những chiến lược y tế cộng đồng góp phần đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ và mục tiêu toàn cầu trong kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng toàn diện cho bà mẹ và trẻ em.

Theo WHO, canxi bổ sung cần được sử dụng cho phụ nữ mang thai có lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn hàng ngày – được xác định dựa vào khu vực địa lý nơi sinh sống không có sẵn thực phẩm giàu canxi.

Cần lưu ý là tổng lượng canxi cung cấp hàng ngày phải tính luôn cả lượng canxi có trong thành phần của các dạng bổ sung vitamin và khoáng chất khác nhau nếu có và không vượt quá mức khuyến cáo.

Tác động của canxi trong thai kỳ trên sức khỏe của mẹ và bé

canxi cho mẹ bé

Nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của việc sử dụng canxi bổ sung trong thai kỳ trong việc cải thiện sức khỏe xương cho phụ nữ có thai. Kết quả của 2 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã cho thấy bổ sung canxi liều < 1,000 mg/ngày giúp làm tăng chất lượng khoáng xương cho bà mẹ. Việc bổ sung canxi trong thai kỳ cũng được ghi nhận có lợi ích trên sự phát triển xương dài của trẻ sơ sinh

Hiệu quả của việc bổ sung canxi trong việc phòng ngừa tiền sản giật

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận vai trò của bổ sung canxi trong phòng ngừa rối loạn huyết áp thai kỳ và tiền sản giật trên phụ nữ mang thai nói chung, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.

Trong 1 phân tích chung từ 10 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên hơn 11,000 phụ nữ mang thai tại các quốc gia đang phát triển, việc bổ sung canxi (liều từ 500 mg/ngày) giúp làm giảm đáng kể

  • 45% nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ
  • 59% nguy cơ tiền sản giật
  • 12% nguy cơ trẻ sinh non
  • 30% nguy cơ tử vong sau sinh

Đáng chú ý, kết quả một phân tích gộp bao gồm 9 nghiên cứu trên 2,273 phụ nữ mang thai cho thấy sử dụng canxi bổ sung liều < 1,000 mg/ngày giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tiền sản giật. Kết quả này tương tự như trong một số nghiên cứu sử dụng canxi bổ sung liều cao > 1,000 mg/ngày

Những vấn đề đáng quan tâm khi sử dụng canxi bổ sung liều cao trong thai kỳ

Cho đến nay, các nghiên cứu đánh giá tác động của bổ sung canxi cho phụ nữ có thai vẫn chưa đồng nhất về kết quả. Một số nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng sử dụng canxi bổ sung liều 1,500 mg/ngày cho thấy không tạo ra sự khác biệt về hiệu quả trên cả mẹ và thai nhi

Trong khi đó, liều 1,500 – 2,000 mg/ngày ở nhiều nghiên cứu trên phụ nữ có thai dường như vượt quá ngưỡng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) về canxi là 1,000 – 1,300 mg.

Hơn nữa, việc sử dụng 3 viên canxi bổ sung mỗi ngày còn là 1 rào cản lớn của sự tuân thủ điều trị, bởi vì phụ nữ mang thai còn có nhu cầu bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin hơn, không chỉ có canxi.

Ngoài ra, canxi liều > 800 mg/ngày có tác động làm giảm hấp thu sắt – là một khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.6

Dữ liệu dịch tễ học đã ghi nhận mức tiêu thụ canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày ở các quốc gia có thu nhập thấp chỉ ít hơn so với các quốc gia có thu nhập cao là 500 mg/ngày.

1,500 mg/ngày trong thai kỳ có thể gây hiện tượng dội ngược làm mất khoáng xương sau sinh. Việc dùng canxi liều cao cũng được ghi nhận có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như hội chứng tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu (hội chứng HELLP).

Lựa chọn canxi bổ xung thích hợp

bổ sung canxi trong thai kỳ

Các dạng chế phẩm canxi bổ sung phổ biến thường có nguồn gốc tổng hợp từ các muối vô cơ (như canxi carbonat, canxi photphat,…) hoặc hữu cơ (như canxi gluconat, canxi citrat,…). Có sự khác nhau về độ hòa tan và phóng thích ion canxi trong đường tiêu hóa giữa các dạng chế phẩm canxi bổ sung, tùy thuộc vào thành phần muối trong các công thức hóa học khác nhau. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

  • Các muối canxi không hoàn toàn giống nhau về độ hòa tan trong môi trường axit dịch vị: canxi hữu cơ có độ hòa tan cao hơn,  và vì vậy sẽ được hấp thu tốt hơn
  • Dữ liệu tổng hợp từ nhiều nghiên cứu ghi nhận tính hòa tan của canxi gluconat là 3,300 mg/100 mL, trong khi của canxi carbonat là 1.53 mg/100 mL. Do đó, canxi gluconat có khả năng hấp thu nhiều hơn (34.3%, khoảng từ 21.8 – 67.5) so với canxi carbonat (26.1%, khoảng từ 13.8 – 64)

Canxi đều có thể phóng thích ion canxi trong vòng 1 giờ trong môi trường mô phỏng dịch dạ dày. Trong đó, muối photphat và muối carbonat là các dạng muối canxi phóng thích chậm nhất

Bên cạnh các dạng chế phẩm canxi tổng hợp, còn có 1 số dạng canxi có nguồn gốc tự nhiên như xương động vật, vỏ loài nhuyễn thể và hydroxy-apatit.  Dữ liệu đánh giá về hiệu quả của các loại canxi tự nhiên hoặc hydroxy-apatit cũng chưa có nhiều.

Tóm lại:

Bổ sung canxi trong thai kỳ được xem là một trong những chiến lược y tế cộng đồng góp phần đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ và mục tiêu toàn cầu trong kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng toàn diện cho bà mẹ và trẻ em.

Dữ liệu hiện có cho thấy sử dụng canxi bổ sung cho phụ nữ mang thai làm giảm nguy cơ mất xương ở mẹ và cải thiện chất lượng khoáng xương ở thai nhi.

Vai trò của canxi bổ sung liều < 1,000 mg/ngày trong phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, giảm rối loạn huyết áp, giảm tỷ lệ sinh non và tử vong chu sinh được ghi nhận tương tự như với canxi bổ sung liều ≥ 1,000 mg/ngày.

Sử dụng canxi bổ sung liều cao cho phụ nữ mang thai cần lưu ý đến:

  • Nguy cơ tác hại do vượt quá ngưỡng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) của canxi.
  • Ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt khi dùng liều > 800 mg/ngày.
  • Khả năng tuân thủ điều trị.

Lựa chọn chế phẩm canxi bổ sung cho phụ nữ mang thai cần chú ý đến ảnh hưởng của việc hấp thu ion canxi trong cơ thể.

Nguồn: MIMS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.